Friday, May 4, 2018

// //

Hội chứng cổ, vai, gáy là gì? 99% Người Bệnh Không Để Ý

Chẩn đoán nguyên nhân và triệu chứng hội chứng cổ, vai, gáy
Tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng của hội chứng cổ, vai, gáy là cách nhanh nhất giúp người bệnh có thể điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Hội chứng cổ, vai, gáy là một nhóm các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý rối loạn cơ và xương. Trong thời buổi công nghệ số như hiện nay thì quả là đáng lo ngại khi mà tỉ lệ người mắc ngày càng nhiều và hầu như ai cũng một lần bị làm phiền bởi hội chứng này.
Chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến hội chứng cổ, vai, gáy
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất chính là:
  • Ngồi làm việc sai tư thế trong một thời gian dài.
  • Có thói quen kẹp điện thoại vào một bên vai để có thể vừa nghe vừa làm việc khác.
  • Ngồi làm việc quá lâu và liên tục với máy tính.
  • Gối đầu, tựa đầu lên ghế để nằm xem tivi.
  • Sai tư thế khi lái ôtô.
  • Ngồi trước quạt, máy lạnh thời gian dài.
  • Gội đầu hoăc tắm rửa ban đêm,…

Việc sai tư thế ngồi làm việc, xem phim, lái xe sẽ khiến các khớp xương hoạt động trái chiều với tần số lớn, để lâu sẽ khiến các cơ – xương đau nhức, khó chịu. Đồng thời, việc chủ quan gội đầu, tắm rửa vào ban đêm, dầm mưa,… sẽ làm làm giảm quá trình cung cấp oxy tới các tế bào cơ, từ đó dẫn tới thiếu máu cục bộ ở các cơ kéo theo hội chứng căng đau cổ, vai, gáy.
Ngoài ra, những nguyên nhân chủ quan trên thì nguyên nhân khách quan hay nói cách khác là do tiền sử các bệnh lý trong cơ thể, cụ thể:
  • Thoái hóa cột sống cổ.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
  • Vẹo cổ bẩm sinh do dị tật, viêm hay chấn thương vùng cổ.
  • Hẹp ống sống
Riêng với những trường hợp này cần có sự quan tâm đầy đủ hơn vì nó đe đoạn đến cuộc sống và thậm chí cả tính mạng. Người bệnh phải thường xuyên theo dõi các triệu chứng lâm sàng của bệnh ly, từ đó có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả hơn. Đôi khi có những trường hợp căng đau vai gáy xuất hiện tự phát, không có nguyên nhân rõ rệt.
Phát hiện bệnh lý thông qua các triệu chứng lâm sàng
Hội chứng cổ, vai, gáy như đã nói ở trên là tình trạng co thắt của của dây thần kinh-cơ, dấu hiệu chẩn đoán mắc hội chứng này thường có các biểu hiện như:
  • Đau âm ỉ, dữ dội ở vùng cổ, vai, gáy.
  • Đau có thể lan ra các phần cơ – xương khác như lên mang tai, thái dương, xuống vai, cánh tay.
Tuy nhiên, khác với bệnh viêm quanh khớp vai, hội chứng cổ, vai, gáy không hề bị hạn chế việc vận động khớp chỉ trừ các trường hợp nặng. Chính vì vậy mà người bệnh thường chủ quan, không có cách phòng tránh hiệu quả.
Một lưu ý khác mà mọi người có thể để ý để chuẩn đoán bệnh đó là khi lao động nặng, mệt mỏi, cơ thể nhiễm lạnh thì bệnh lý thường xuất hiện khiến khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, cảm giác bức bối như bị điện giật.
Điều trị hội chứng cổ, vai, gáy
Hiện nay, để điều trị bệnh lý này, người bệnh có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:
  • Uống thuốc Đông y.
  • Sử dụng phương pháp châm cứu làm giảm các cơn đau.
  • Kết hợp với vật lý trị liệu như chiếu hồng ngoại, điện trị liệu, kéo cột sống cổ.
Ngoài ra, cách chườm ngoài cũng là giải pháp nhanh chóng giúp người bệnh giảm các cơn đau:
  • Dùng muối sống rang chườm nóng lên các vùng đau.
  • Dùng cồn xoa bóp bôi lên các vùng đau.
  • Dùng lá ngải cứu sao rượu rồi đắp nóng hoặc rang lá ngải cứu chườm nóng ở các vùng đau
Phòng bệnh hội chứng cổ, vai, gáy hiệu quả
Căn cứ vào nguyên nhân gây hội chứng cổ, vai, gáy trên, người bênh có thể đưa ra các cách phòng tránh hiệu quả, cụ thể như:
  • Không làm việc quá lâu với bàn giấy.
  • Mỗi 30 phút nên dừng lại nếu làm việc với máy tính và thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai, tay.
  • Luôn ngồi thẳng đúng tư thế
  • Không kê đầu quá 10cm khi ngủ
  • Không bẻ cổ, lắc cổ
  • Tránh mang vác, đeo các đồ nặng
  • Tránh thói quen kẹp điện thoại vào vai khi nói chuyện
  • Tập luyện thể dục thường xuyên