Friday, May 4, 2018

// //

Thoái hóa cột sống thắt lưng - Biểu hiện và cách điều trị

Các biểu hiện của thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị
Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý gây nhiều phiền toái cho người bệnh, không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên, người cao tuổi mà hiện nay, giới trẻ cũng đang có nguy cơ mắc phải bệnh lý này
Hơn 80% người Việt Nam chúng ta ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi đang có hiện tượng thoái hóa cốt sống thắt lưng. Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh mãn tính tăng dần theo tuổi tác, gây đau đớn, cản trở khả năng vận động và làm thoái hóa sụn khớp, đĩa đện cột sống….đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tìm hiểu nguyên nhân, các biểu hiện của căn bệnh là cách nhanh chóng để đưa ra cách điều trị hợp lí và đúng đắn cũng như có các giải pháp phòng ngừa hiệu quả.
Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?
Nguyên nhân của hội chứng thoái hóa cột sống thắt lưng
Tùy theo tình bệnh lý về thoái hóa cột sống mà lí giải nguyên nhân của căn bệnh cũng không hoàn toàn giống nhau. Cột sống của con người được chia làm 33 đốt sống, trong đó có 4 phần chính là:
  • Đốt sống cổ
  • Đốt sống ngực
  • Đốt sống lưng
  • Xương cụt
Trong đó, phần đĩa đêm nằm giữa các đốt xương ở cột sống có vai trò như miếng đệm giúp chúng ta giảm cơn xóc cho cột sống khi các đốt sống cử động hay chịu các áp lực của trọng lực khi phải mang vác các vật nặng. Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở cột sống lưng, tiếp đến là ở cổ, ít gặp nhất là vùng ngực.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng do nhiều yếu tố gây nên như:
  • Tuổi cao
  • Nghề nghiệp lao động nặng
  • Tư thế lao động …
  • Tiền sử chấn thương cột sống
  • Tiền sử phẫu thuật cột sống
  • Yếu cơ, di truyền
Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Cảm giác đau buốt, nhức nhối ở vùng lưng
Nhiều người vẫn thường chủ quan trước những biểu hiện đau lưng hằng ngày. Nhưng nếu không phát hiện sớm, lâu dần bệnh lý sẽ càng nặng và khó điều trị. Dưới đây là các dấu hiệu để nhận biết thoái hóa cột sống thắt lưng mà bạn nên biết như:
  • Xuất hiện từng đợt các cơn đau lưng kéo dài.
  • Cảm giác đau buốt, nhức nhối ở vùng lưng
  • khó chịu, không thoải mái dù ở trong bất kỳ tư thế nào, ho hay trở mình cũng đau.
  • Đau vùng lưng dưới, lan buốt xuống mông, chi chân, thường đau nhất là về đêm.
  • Xuất hiện các cơn đau lưng đột ngột khi vận động quá mức, khi bị mắc mưa, bị lạnh hay sau phẫu thuật
  • Cúi không được và ngồi xuống không đứng lên ngay được.
  • Đau tăng xuất hiện khi vận động, thời tiết thay đổi,
  • Co cứng cơ cạnh cột sống.
Nếu nhận thấy có những dấu hiện như trên thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này như:
  • Gù, vẹo cột sống
  • Cứng khớp và hạn chế các cử động ở lưng.
  • Hẹp ống xương sống thắt lưng ảnh hưởng đến các rễ thần kinh và tủy sống gây đau ở lưng, chi chân, nặng hơn khi bạn vận động.
  • Bệnh thoái hóa đĩa đệm thắt lưng.
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Cách điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng hiện nay đã có nhiều phương pháp hiện đại: từ việc dùng thuốc, thuỷ châm đến châm cứu hay dùng các phương pháp trị liệu kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu…
Tất nhiên, nếu chie dùng thuốc thôi thì việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ không đem lại hiệu quả cao và cơn đau lưng sẽ tái phát nhiều lần. Bởi vậy, bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ kết hợp việc điều trị bao gồm thuốc kết hợp với các bài tập vật lí trị liệu để làm giảm tình trạng viêm, co thắt cơ vùng thắt lưng, giúp cơ cạnh sống, các dây chằng chịu được các hoạt động hàng ngày.
Bài tập cho người thoái hóa cột sống thắt lưng
Phòng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Cùng với việc điều trị, người bệnh cũng nên đưa ra các giải pháp hạn chế tối đa nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng, cụ thể như:
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng, tăng cường bổ sung vitamin C và E, vitamin D và canxi hằng ngày để cột sống luôn chắc khỏe.
  • Luôn giữ tư thế đúng khi nằm, ngồi, đứng
  • Lao động vừa phải, nghỉ ngơi hợp lý
  • Duy trì cân nặng tránh tăng cân hay giảm cân đột ngột